Kính hiển vi phân cực và những điều có thể bạn chưa biết

Kính hiển vi phân cực là một thiết bị thường được sử dụng bởi các nhà địa chất, khoáng học để nghiên cứu các khoáng chất. Vậy cụ thể kính hiển vi phân cực là gì và có đặc điểm, cấu tạo, ứng dụng ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay dưới đây của LabVIETCHEM để tìm câu trả lời chi tiết.

1. Kính hiển vi phân cực là gì?

Kính hiển vi phân cực hay còn gọi là kính hiển vi thạch học, là loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng phân cực trong quán sát, nghiên cứu định tính và định lượng của mẫu vật có đặc tính lưỡng chiết.

Nó là một phương pháp quan sát hiển vi giúp nâng lên độ tương phản và chất lượng hình ảnh. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo trong quan sát các mẫu vật lưỡng chiết, có sự khác biệt khúc xạ đo được xác định do hướng quan sát ống kính phân cực trên kính hiển vi.

Kính hiển vi phân cực là gi?

Kính hiển vi phân cực là gi?

2. Cấu tạo kính hiển vi phân cực

Thiết bị có cấu tạo như một kính hiển vi cơ bản nhưng được bổ sung thêm một số bộ phận phù hợp cho ứng dụng của kính hiển vi phân cực.

Các phần bổ sung bao gồm:

– Một bộ phận phân tích, phân cực:

  • Bộ phân cực chỉ cho một số sóng ánh sáng hoặc dao động nhất định đi qua
  • Bộ phân tích thường là bộ phân cực thứ 2 nằm ở trên mẫu, có nhiệm vụ xác định lượng và hướng ánh sáng chiếu sáng mẫu.

– Một bàn để đặt mẫu xoay tròn

– Tấm sóng hoặc bộ lọc được đặt giữa các vật quan sát cùng với đường truyền ánh sáng

– Ống kính Bertrand

3. Đặc điểm tính năng nổi bật của kính hiển vi phân cực

– Nó được biến đổi từ loại kính hiển vi phức hợp.

– Kính hiển vi soi nổi cũng có thể được thay đổi để quan sát phân cực

– Thiết bị có thể sử dụng ánh sáng truyền qua hoặc ánh sáng phản xạ

  • Ánh sáng truyền qua là loại ánh sáng khuếch tán từ phía dưới mẫu. Chúng thường đi qua một tụ quang, cho phép người xem có thể thấy một hình ảnh tương phản được nới rộng.
  • Ánh sáng phản xạ hay còn gọi là ánh sáng ei hoặc ngẫu nhiên, loại ánh sáng phù hợp cho các mẫu đục như kim loại, hợp kim hay vật liệu tổng hợp, oxit khoáng sản hoặc các loại khoáng sunfua.

– Không phải tất cả mẫu vật đều có thể sử dụng kính hiển vi phân cực để quan sát. Chỉ những vật bất đẳng hướng mới cho ra các hình ảnh hữu dụng. Vật liệu bất đẳng hướng là loại vật liệu không có sự phân bố đồng đều về tính chất. Hiểu đơn giản là khi ánh sáng được truyền qua vật liệu theo hướng không điển hình thì ánh sáng được chia thành hai tia riêng biệt hay dạng sóng. Đây là những phản ứng thường thấy trong thạch anh hay tinh thể tourmaline.

– Các hình ảnh được tạo ra bởi thiết bị này có thể xuất hiện rất khác nhau. Chúng có thể nhiều hoặc ít hơn màu đen, trắng. Khi bàn mang mẫu quay khiến mẫu xoay theo thì hình ảnh cũng có sự thay đổi.

Một số hình ảnh dưới kính hiển vi phân cực

Một số hình ảnh dưới kính hiển vi phân cực

4. Kính hiển vi phân cực hoạt động ra sao?

Để có thể quan sát mẫu lưỡng chiết (có hai chỉ số khúc xạ khác nhau) thì kính hiển vi phải được trang bị hai bộ phân cực. Một bộ sẽ đặt trên đường đi của chùm ánh sáng đến trước mẫu còn bộ thứ 2 (bộ phân tích) sẽ được đặt tại trục quang học giữa vật kính, phía sau khẩu độ cùng các ống quan sát hay camera.

Độ tương phản của ảnh được tạo thành nhờ vào sự tương tác giữa ánh sáng phân cực phẳng với mẫu lưỡng chiết để tạo nên hai thành phần sóng riêng biệt (tia bất thường và tia bình thường) phân cực trong những mặt phẳng vuông góc thay đổi lẫn nhau. Tốc độ của những thành phần này không giống nhau và thay đổi hướng truyền đi qua mẫu. Sau khi đã đi qua mẫu, các thành phần ánh sáng sẽ truyền lệch pha nhau nhưng tái kết hợp lại sau quá trình giao thoa trong lúc đi qua bộ phân tích.

5. Kính hiển vi phân cực được dùng để làm gì?

  • Được sử dụng trong kiểm tra vật liệu của một số ngành công nghiệp (khoáng chất, gỗ, ure, gốm sứ, polymer, mẫu vật mờ đục), mang đến các thông tin về hấp thụ màu sắc, đường biên quang học giữa những chất liệu khác nhau (với chỉ số khúc xạ không giống nhau) trong cùng một mẫu.
  • Cho phép xác định các hằng số quang học của khoáng vật như chiết suất, góc quang học, lưỡng chiết suất hay màu đa sắc của khoáng vật kim loại), từ đó có thể xác định chính xác loại khoáng vật.
  • Kỹ thuật phân cực cho phép các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu các thông tin về sự hấp thụ màu sắc, cấu trúc và thành phần, khúc xạ ánh sáng cùng nhiều tính chất khác như đẳng hướng hay dị hướng.
  • Trong lĩnh vực sinh học: trong cơ thể, cấu trúc của fibrin cho bất đẳng hướng rõ ràng khác nhau, những loại xơ này có thể thu được bằng việc sử dụng kính hiển vi phân cực trong bố trí phân tử cụ thể.
  • Trong phân tích y tế: dùng để kiểm tra những vật mẫu y tế như răng, mô cơ, mỡ hay xác định các tinh thể bệnh gout
  • Trong luyện kim: sử dụng để kiểm tra thành phần của kim loại, hợp kim
  • Ứng dụng để kiểm tra các loại sợi như amiăng,…
Tìm hiểu ứng dụng của kính hiển vi phân cực

Tìm hiểu ứng dụng của kính hiển vi phân cực

6. Một số kính hiển vi phân cực phổ biến hiện nay

Một số loại kính hiển vi phân cực được ưa chuộng tại LabVIETCHEM:

6.1. Kính hiển vi 1 mặt phân cực Euromex EC.2101-P-LED

  • Model: EC.2101-P-LED
  • Hãng, sản xuất: đến từ Euromex – Hà Lan
  • Độ phóng đại tối đa lên đến 1000 lần khi đi kèm với thị kính 10X và vật kính 100X
  • Đèn LED 1W có tuổi thọ cao
  • Cơ cấu chỉnh ảnh hai cấp
Kính hiển vi phân cực EC.2101-P-LED

Kính hiển vi phân cực EC.2101-P-LED

6.2. Kính hiển vi phân cực B-1000POL, Optika

  • Model: B-1000POL
  • Hãng sản xuất, Optika, Italy
  • Thiết kế dạng module cho phép người dùng có thể tùy chọn cấu hình phù hợp với đa dạng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng.
  • Thân kính được làm hoàn toàn bằng nhôm, có kết cấu bền chắc, phù hợp với mọi điều kiện phòng thí nghiệm
  • Nguồn đèn X-LED cho ra ánh sáng trắng tinh khiết, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Tuổi thọ của đèn thiết bị lên đến  50,000 giờ.
Hình ảnh của kính hiển vi phân cực B-1000POL, Optika

Hình ảnh của kính hiển vi phân cực B-1000POL, Optika

6.3. Kính hiển vi 2 mắt VE-B5 Velab

  • Model: VE-B5
  • Hãng, xuất xứ: Velab – Mỹ
  • Cho phạm vi quan sát rộng
  • Nguồn sáng LED kohler cho phép kính trở nên hoàn chỉnh và linh hoạt hơn.
  • Dễ dàng di chuyển mẫu vật và định vị có độ chính xác cao
Hình ảnh của kính hiển vi 2 mắt VE-B5 Velab

Hình ảnh của kính hiển vi 2 mắt VE-B5 Velab

7. Giá kính hiển vi phân cực mới nhất

Kính hiển vi phân cực trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đến từ các thương hiệu khác nhau. Chính vì vậy mà giá thành của chúng cũng khác nhau.

Một chiếc kính hiển vi phân cực sẽ có giá từ vài chục đến vài trăm triệu, tùy thuộc vào các tính năng mà nó sở hữu. Ví dụ: tại LabVIETCHEM một chiếc kính hiển vi hai mắt VE-B5 Velab đang có giá dao động từ 31,400,000 – 34,100,000 VNĐ. Đây là một mức giá tương đối hợp lý cho một chiếc kính hiển vi cơ bản.

8. Mua kính hiển vi phân cực ở đâu uy tín, chất lượng?

Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm các nơi bán kính hiển vi phân cực nhưng để bảo đảm chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm thì bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín. Tại LabVIETCHEM không chỉ có đa dạng các sản phẩm kính hiển vi mà còn có mức giá ưu đãi cùng nhiều chính sách hậu mãi hấp dẫn, uy tín đã được chứng minh với sự tin tưởng ủng hộ của hệ thống khách hàng lớn trên toàn quốc trong suốt hơn 20 năm qua.

Mọi thông tin về sản phẩm kính hiển vi phân cực, quý khách vui lòng liên hệ với LabVIETCHEM qua hotline 0826 020 020 để được tư vấn, đặt hàng nhanh nhất cũng như có thể giải đáp cụ thể các thắc mắc khách liên quan đến thiết bị.

icon up top